Dầu nhớt sản xuất từ dầu mỏ và dầu tổng hợp được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ bôi trơn, truyền nhiệt, truyền điện đến cắt gọt kim loại,... Tùy thuộc vào ứng dụng và môi trường hoạt động, các loại dầu này bị ô nhiễm, xuống cấp và cần phải loại bỏ gọi là dầu nhớt thải. Việc xử lý dầu thải đặc biệt quan trọng vì số lượng lớn được tạo ra trên toàn cầu thông qua các hoạt động vận tải và công nghiệp. Những loại dầu thải này có thể có tác động bất lợi đến môi trường, nếu không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách.
Tác hại của dầu thải đến sức khỏe và môi trường:
Sự hiện diện của các chất phụ gia xuống cấp, các chất gây ô nhiễm và các sản phẩm phụ khiến dầu thải trở nên nguy hiểm và bị phân vào chất thải nguy hại. Nếu không được xử lý đúng cách, dầu thải thải ra môi trường sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Xử lý dầu nhớt đã qua sử dụng đúng cách: dầu thải không được trực tiếp đổ ra môi trường mà các chủ garage, các công ty, doanh nghiệp,... sẽ thu hồi vào thùng chứa và giao cho các cơ sở thu mua uy tín đem đi xử lý. Dầu nhớt thải và cặn từ các quá trình tái chế không thể tái sử dụng theo bất kỳ cách nào phải được tiêu hủy đúng cách. Có 2 hướng xử lý chính thường được áp dụng:
Hiện nay, ở nhiều nước đang phát triển, một số loại dầu thải được tái chế bằng các công nghệ nguyên thủy và đơn sơ như đun sôi mở, phương pháp đất sét, v.v.,.không chỉ làm phát sinh khí thải độc hại mà còn kèm theo chất thải rắn nguy hại. Thị trường cho các loại dầu tái chế cấp thấp thường bị hạn chế và các thành phần thải còn lại bị đốt cháy hoặc được xử lý bừa bãi, gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả sức khỏe con người và môi trường.
Kết luận:
Số lượng dầu thải có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng số lượng ô tô và công nghiệp. Quản lý dầu thải là một vấn đề đang được quan tâm và ngày càng thắc chặt, đặc biệt là ở các khu vực công nghiệp và đô thị.
Pháp luật và các quy định là một phần quan trọng trong việc quản lý dầu thải. Các quốc gia riêng lẻ có thể ban hành các đạo luật riêng phù hợp với khả năng nhu cầu của mỗi đất nước .