Những điều cần biết khi chọn nhớt cho động cơ xe tải nặng

11:13, 03/08/2020

Đối với xe tải nặng, chạy đường dài là gần như thường xuyên nên cần động cơ phải được hoạt động mượt mà và hết công suất. Chọn đúng loại nhớt và thay nhớt thường xuyên sẽ giúp xe hoạt động hiệu quả và tiết kiệm hơn. Hôm nay, cùng ZIC tìm hiểu một số thông tin cần thiết để “chọn nhớt đúng cho động cơ xe tải nặng” nhé!

Bạn có biết rằng không dùng nhớt ô tô cho xe tải nặng?

  • Nhớt động cơ xe tải nặng khác nhớt động cơ ô tô từ thông số kỹ thuật, độ nhớt, chất lượng bôi trơn cho đến các tính năng bảo vệ đặc biệt, thế nên chúng không thể thay thế cho nhau. Cụ thể:
  • Trong quá trình hoạt động, động cơ tải nặng tạo ra rất nhiều cặn bẩn nên dầu sử dụng thường có nhiều phụ gia tẩy rửa, phân tán để làm sạch động cơ và duy trì hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, dầu động cơ ô tô được chế tạo với màng dầu mỏng hơn và các phụ gia bên trong được giảm thiểu tối đa để nâng cao hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải. Thế nên chúng không thể làm sạch cũng như bảo vệ động cơ tải nặng khỏi khỏi sự mài mòn.
  • Xe tải nặng sử dụng nhiều hệ thống xử lý khí thải hơn với kết cấu phức tạp  chuyên giải quyết lượng lớn khí bẩn tạo ra trong quá trình hoạt động. Dầu sử dụng buộc phải tương thích với các hệ thống đó và theo đúng chuẩn yêu cầu cầu nhà sản xuất xe. 
  • Hiện nay ngoài thị trường vẫn tồn tại một số dầu động cơ đơn giản, đạt chuẩn cơ bản sử dụng cho cả ô tô và xe tải được sản xuất những năm 90 và cũ hơn. Do khi ấy tiêu chuẩn khí thải chưa được thắc chặt, động cơ chưa trang bị turbo và các hệ thống xử lý khí thải nên chưa yêu cầu cao về dầu nhớt. Vì vậy, ZIC khuyên bạn rằng hãy chọn những loại nhớt chuyên dụng và chất lượng cao để bảo vệ động cơ và giảm thiểu tác hi đến môi trường.

 

 

Cùng ZIC chọn nhớt đúng cho động cơ xe tải nặng nhé!

Để chọn được đúng loại nhớt cần dùng, bạn cần hiểu rõ và dựa vào 3 thông số sau: SAE, API, ACEA . Cụ thể:

Cấp độ nhớt SAE:

Cấp độ nhớt SAE không nêu lên chất lượng sản phẩm nhưng có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ dày mỏng lớp nhớt bôi trơn giữa các bề mặt chi tiết. Cấp độ nhớt SAE có dạng SAE xxWyy. Trong đó:

  • xx liên quan đến khả năng sử dụng ở nhiệt độ lạnh của nhớt, xx càng nhỏ càng dễ xử dụng ở nhiệt độ thấp. Vd: Nhớt 0W có nhiệt độ đông đặc thấp hơn 10W thích hợp với cả những nước lạnh giá, đóng băng.
  • yy liên quan đến độ nhớt ở 1000C, yy càng lớn màng nhớt bôi trơn càng dày.

Do độ nhớt sẽ thay đổi theo nhiệt độ nên giá trị SAE được lựa chọn tùy vào vùng khí hậu sử dụng và yêu cầu của nhà sản xuất.

Tiêu chuẩn API: chia nhớt động cơ diesel thành các cấp CA, CB, CC, CD, CD-II, CE, CF, CF-2, CF-4, CG-4, CH-4, CI-4, CJ-4, PC-11 (CK-4, FA-4). Các cấp chất lượng càng về sau càng cải tiến và thỏa điều kiện của cả cấp chất lượng trước, trừ FA-4, CD-II và CF-2. Tiêu chuẩn FA-4 chỉ tương thích một số loại động cơ đặc biệt. Tiêu chuẩn CD-II và CF-2 áp dụng cho động cơ diesel 2 thì (2T).

Tiêu chuẩn ACEA: chia nhớt xe tải nặng thành các cấp: E4, E6, E7, E9. Lựa chọn nhớt đạt tiêu chuẩn ACEA phù hợp với xe tải nặng phải theo đúng yêu cầu nhà sản xuất động cơ.

Để chọn đúng nhớt động cơ xe tải, khách hàng cần mua sản phẩm đáp ứng các tiêu chí SAE, ACEA, API cho từng dòng xe đó. Mỗi hãng xe sẽ có yêu cầu riêng ứng với từng tiêu chí, vì vậy bạn hãy tham khảo từ sổ hướng dẫn sử dụng xe hay từ những tài liệu chính thống trên internet để có những thông tin chính xác nhất.

 

Dòng sản phẩm dầu nhớt SK ZIC dành cho động cơ hạng nặng

Bạn có biết rằng, ZIC luôn có những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên và riêng biệt cho từng dòng động cơ? Với động cơ xe tải nặng, ZIC X9000, ZIC X7000, ZIC X5000 và ZIC X3000 là 4 sản phẩm tiêu biểu được chứng nhận đạt tiêu chuẩn và khuyên dùng bởi các hãng xe lớn như Man Truc & Bus AG, Volvo Group Trucks Technology,…

Thực Nguyễn
Ý kiến bạn đọc